Số lượt đọc truyện


THÔNG BÁO


Đã cập nhật Tân Tiếu Ngạo Giang Hồ II - Chương cuối

Rất cảm ơn sự ủng hộ của các độc giả trong thời gian qua

Cửu Dương thần công

Bình luận
Cửu Dương thần công là một cuốn kinh thư không đề tên chỉ dẫn cách tu luyện nội công bảo vệ thân thể. Trương Vô Kỵ khi bị kẻ thù truy đuổi trên núi tuyết Côn Luân đã vô tình lạc vào thung lũng nơi có con vượn bị nhét bộ sách Cửu Dương thần công vào bụng. Cũng vì nuốt bộ sách, nên con vượn già đã mang bệnh suốt trăm năm. Trương Vô Kỵ đã mổ bụng cứu vượn và vô tình học được toàn bộ nội công Cửu Dương thần công.

Trương Vô Kỵ dùng nội công này đẩy toàn bộ hơi hàn độc của Huyền Minh thần chưởng đang đe dọa mạng sống của mình, đồng thời trở thành người có nội lực hùng hậu nhất. Sau này, cùng với võ công Càn khôn đại nã di, Vô Kỵ đã trở thành cao thủ võ công tuyệt đỉnh. Trước khi rời khỏi hẻm núi hoang này, Vô Kỵ đã chôn bộ kinh trong hẻm núi và sau đó không ai còn nghe về hành trình của bộ sách này.

Mạc Vô Phong là một đệ tử Côn Luân phái sau khi gặp nạn trên núi khi đang đi tìm gấu tuyết thì bị rơi vào đúng nơi Trương Vô Kỵ cất giấu bộ kinh và tìm ra nó. Vì không thông thạo Hán tự lắm nên cậu ấy chỉ nhớ được bốn câu ngắn nhất trong quyển kinh nhưng lại chính là khẩu quyết giúp tu luyện toàn bộ thần công. Mãi tới khi đến trung thổ Mạc Vô Phong mới chịu học tiếng Hán và ngộ ra dần dần bốn câu khẩu quyết.

Cửu Dương thần công có bốn thức tương ứng với bốn câu khẩu quyết

Thức thứ nhất - Thái cực tụ khí pháp: Khi luyện thành thức đầu tiên trong cơ thể người học sẽ có nội công sơ khai của thần công mang tính Dương (nóng). Khi luyện công vận khí Đan Điền hấp thu ý niệm dương khí của thái sơn (mặt trời) vào huyệt Bách Hội đồng thời nhận lấy âm khí dưới đất đẩy lên huyệt Dũng Tuyền sẽ khiến chân khí Đan Điền hội tụ lại thành hình thái cực.

Thứ thứ hai - Nhân uân tử khí: Tu luyện thức thứ nhất trên ba mươi ngày mới có thể luyện được thức thứ hai. Đẩy chân khí theo hướng Đan Điền trấn nhâm Đốc Mạch xung tam mạch rồi rẽ nhánh tỏa ra nhiều hướng sau đó phân làm hai đi lên kinh mạch ở lưng dừng ở đốt sống thứ mười bốn. Đây là cách vận chân khí ngược, sau khi đẩy hết chân khí hướng qua huyệt Bách Hội trên đỉnh đầu lại phân năm đường mà đi xuống hội lại ở Đan Điền. Xong một vòng như vậy thân thể bắt đầu tỏa ra luồng khí xung quanh. 

Thứ thứ ba - Bàn long chân quyết: Tu luyện thức thứ hai trên một năm mới có thể luyện thức thứ ba. Hướng phía thái dương tọa thiền, giữ thức ngũ tâm triều thiên, ý thủ Đan Điền. Hội tụ chân khí ở Bách Hội (đỉnh đầu), Dũng Tuyền (hai chân), Lao Cung (hai tay) nhập vào Đan Điền thành một luồng khí lớn. Khi luồng khí tan dần lại tiếp tục tụ khí.

Thứ thứ tư - Kim cương chi khu: Gần như tương đồng với thức thứ ba chỉ khác một điều tâm hướng phía trăng sáng tọa thiền chứ không hướng phía thái dương nữa. Trong dương luyện âm, trong âm luyện dương, âm âm dương dương, chí âm chí dương. Luyện thành bốn thức có thể tùy ý khuếch tán thần công tới tất cả các kinh mạch trong cơ thể tự giải độc khí.



Hầu hết những người tu luyện Cửu Dương thần công chỉ luyện tới đây là tưởng đã xong nhưng thực ra họ đã nhầm. Những người như Trương Vô Kỵ, Giác Viễn có thể luyện toàn bộ thần công là do họ tự ngộ ra thức thứ năm trong quá trình tu luyện võ học khác. Thức thứ năm chỉ là thức phụ trợ của Cửu Dương Thần Công chú trọng luyện tập thể lực tại tay, khuỷu tay, vai, đầu sẽ khiến thần công phát huy hiệu quả, cơ thể trở thành kim cương đao kiếm không thể xâm nhập.

0 nhận xét:

VƯƠNG HÀ
tttt